Điểm đặc trưng nhất trong mâm cỗ tết ở Việt Nam chính là sự khác nhau theo vùng miền. Điều đó có nghĩa là người ở địa phương nào thì có cách nấu cỗ Tết theo truyền thống của địa phương đó. Chính điều này đã tạo nên màu sắc đa dạng cho ẩm thực Việt ngày Tết. Cùng Lebanhmi có một sự so sánh “nhẹ” giữa mâm cơm ngày Tết của ba miền Bắc – Trung – Nam nhé!
Cỗ Tết của người Hà Nội có gì đặc biệt?
Hà Nội là đất kinh kỳ, có nghìn năm văn hiến. Lại từng là kinh đô của nước Việt ta nhiều đời. Do vậy, ẩm thực và mâm cỗ cho ngày Tết của người Hà Thành cũng bài bản và chuẩn mực nhất! Về thủ đô những ngày này, ghé thăm những gia đình Hà Nội gốc chuẩn bị món ăn cho ngày Tết mới thấy được hết cái hay, cái đẹp, sự tinh tế và cầu kỳ của người Tràng An.

Tùy theo điều kiện gia đình mà chuẩn bị mâm cơm ngày Tết cho phù hợp. Những gia đình khá giả có thể nấu 8 bát 8 đĩa, gọi là cỗ “bát trân” theo tiêu chí “giò – nem – ninh -mọc”. 8 bát ở đây là các món: Măng lưỡi lợn hầm chân giò, nấm thả, chim hầm, gà tần, mực nấu, bóng bì, miến nấu lòng gà và vây cá thủ. 8 đĩa bao gồm các món: Gà luộc, thịt nấu đông, bánh chưng, giò lụa, giò thủ, chả quế, xôi gấc, dưa hành…Với những gia đình bình thường có thể giảm số món xuống còn 4 bát 4 đĩa, 4 bát 6 đĩa hay 4 bát 8 đĩa.
Các món ăn trong mâm cỗ Tết cũng có những yêu cầu riêng. Bánh chưng xanh cắt làm 8. Gà luộc xếp cánh tiên để nguyên con. Chả lụa, chả quế cắt làm 6 xếp hình hoa. Dưa hành xếp tròn đẹp mắt.
Chuẩn bị cỗ Tết theo kiểu Hà Nội
Người Hà Nội rất kỹ tính khi nấu cỗ tết. Không chỉ ở khâu chế biến màu khâu bày biện cũng phải đúng nguyên tắc, không được tùy nghi. Người Hà Nội không làm cổ thừa thãi. Kể cả khi xếp món ăn và bát đĩa cũng chỉ dừng lại ở mức đầy đặn, chặt tay để đảm bảo sự đẹp mắt. Bát đĩa trong mâm cỗ cũng phải đồng bộ, không được bát nọ mà đĩa kia khiến cho mâm cỗ trở nên lộn xộn.

Người Hà Nội xưa thường dùng loại bát chiếu yêu, đĩa sứ Giang Tây có hoa văn hay gôm sức Bát Tràng tráng men lam truyền thống để bày cỗ Tết. Ngày nay cỗ Tết cũng không yêu cầu cứng nhắc như trước. Người ta có thể đựng trong bát đĩa tráng men trắng hiện đại nhưng vẫn phải đảm bảo sự tinh tế và sạch sẽ.
Xưa kia các cụ bày cỗ theo kiểu “mâm cao cổ đầy”. Nghĩa là các món xếp trên từng chiếc mâm đồng rồi xếp chồng 2 – 3 mâm lên nhau. Theo thời gian, mâm cỗ tết cũng thay đổi nhiều. Giờ đây để tạo sự hài hòa người ta sẽ xếp các món ăn xen kẽ nhau theo màu sắc. Đơn giản hơn là xếp bát trong và các đĩa quây quần bên ngoài. Riêng chén nước mắm luôn để ở giữa.

Nhắc đến ngày Tết phải nhắc đến mâm cơm đoàn viên. Hy vọng rằng trong thời điểm những ngày Tết đang đến rất gần rồi bạn sẽ có những bữa cơm ngày Tết đầm ấm bên gia đình của mình nhé!
- Lebanhmi – Vietnamese Cuisine
- Hotline: 0961 855 067 (Mr Dũng)
- Opening Hours: 07:00 AM- 2:00 AM
- Location 17.11 mặt tiền Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1 (Đối diện số 26 Lê Thánh Tôn)